Vitamin D liều cao không ngăn ngừa cảm lạnh và cúm ở trẻ em
Bổ sung vitamin D là việc làm nhiều cha mẹ thường xuyên thực hiện cho trẻ với mong muốn ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Ý kiến của các chuyên gia trong vấn đề này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Để xác định việc sử dụng vitamin D liều cao có thực sự là cần thiết và mang lại khả năng chống cảm lạnh và cúm hiệu quả ở trẻ em hay không, các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu TARGet Kids (Canada) đã tiến hành tuyển chọn 703 trẻ em khỏe mạnh từ một đến năm tuổi cho chương trình nghiên cứu này.
Viện nghiên cứu sức khỏe và phát triển con người, Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em và thanh thiếu niên và Quỹ nghiên cứu Thrasher đã tài trợ cho các nhà khoa học thực hiện dự án này.
Các thực phẩm bổ sung vitamin D cho bé
Thực tế, rất nhiều cha mẹ lo sợ nguồn dinh dưỡng ở các thực phẩm mà trẻ sử dụng hàng ngày không thể đủ để cung cấp cho cơ thể. Chính vì vậy, việc bổ sung các viên uống bên ngoài được rất nhiều cha mẹ áp dụng cho bé yêu.
Vitamin D được các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên sử dụng viên uống bổ sung với liều lượng tiêu chuẩn 10microgam (mcg) như đang áp dụng tại Anh. Để chỉ rõ cho cha mẹ thấy việc dùng vitamin D với liều cao là không cần thiết, các nhà khoa học đã chia trẻ em thành hai nhóm.
Một nhóm sử dụng vitamin D liều cơ bản và một nhóm còn lại sử dụng vitamin với liều lượng cao 50mcg. Nghiên cứu này được thực hiện vào mùa đông – thời điểm ánh nắng mặt trời giảm, lượng vitamin D trong cơ thể xuống thấp và xu hướng trở lại của các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cao hơn.
Cha mẹ còn bổ sung vitamin D cho trẻ qua đường uống
Những đứa trẻ được cung cấp vitamin D dưới dạng lỏng giống những tuýp si rô hàng ngày bé uống. Các bậc cha mẹ được khuyên không cho con ăn bất kỳ chất bổ sung nào có chứa vitamin D trong quá trình nghiên cứu.
Bất cứ khi nào trẻ có triệu chứng cảm lạnh, cha mẹ sẽ điền vào một danh sách kiểm tra để ghi lại những triệu chứng trẻ có. Cha mẹ cũng được hướng dẫn cách lấy mẫu virus và gửi về phòng thí nghiệm.
Kết quả chính mà các nhà nghiên cứu quan tâm là mức độ thường xuyên trẻ em bị cảm lạnh hoặc cúm khi sử dụng vitamin D ở liều cơ bản so với liều cao. Trẻ sẽ được đo mức vitamin D ở mốc bốn và tám tháng khi tham gia nghiên cứu.
Vào cuối cuộc nghiên cứu, trẻ em trong nhóm dùng liều cao có lượng vitamin D trong máu cao hơn so với những trẻ dùng liều thấp. Nhưng vitamin D liều cao không làm giảm số lượng cảm lạnh và cúm mà trẻ em mắc phải trong mùa đông.
Không nhất thiết phải cho trẻ dùng vitamin D liều cao
Con số cụ thể các nhà khoa học thu được như
Có 1,97 trường hợp trong nhóm dùng liều cao và 1,91 trường hợp trong nhóm liều chuẩn được báo cáo của phụ huynh về cảm lạnh và cúm.
Có 1,05 trường hợp ở nhóm dùng liều cao và 1,03 ở nhóm liều chuẩn trong các trường hợp được xác nhận trong phòng thí nghiệm về cảm lạnh và cúm.
Nghiên cứu này cho thấy việc cung cấp vitamin D liều cao cho trẻ em khỏe mạnh trong mùa đông không làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp so với liều khuyến cáo tiêu chuẩn. Lợi ích không quá khác biệt với các con số như trên. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên cha mẹ không cần thiết phải sử dụng vitamin D liều cao cho trẻ.