
Trẻ em mấy tuổi được ngồi ghế trước ô tô? Những quy định ba mẹ cần biết
Khi cho trẻ em đi ô tô, nhiều ba mẹ thường để trẻ ngồi ở ghế trước vì sự tiện lợi hoặc do trẻ thích quan sát phía trước xe. Tuy nhiên, mới đây nghị định 168 của Chính Phủ về an toàn giao thông đã nêu rõ vị trí ngồi của trẻ trên ô tô để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Vậy trẻ em mấy tuổi được ngồi ghế trước ô tô? Quy định cụ thể như thế nào? Ba mẹ cùng Chicco tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Quy định mới về việc trẻ em ngồi ghế trước ô tô
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2026, người điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt nếu:
-
Chở trẻ dưới 10 tuổi và có chiều cao dưới 1,35m ngồi ghế trước cùng hàng với người lái xe (trừ xe chỉ có một hàng ghế).
-
Không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em khi ngồi trên xe.
-
Mức phạt cho hành vi vi phạm này là 800.000 - 1.000.000 đồng.
Như vậy, ta có hiểu điều kiện để trẻ được ngồi ghế trước ô tô là trẻ phải trên 10 tuổi hoặc có chiều cao từ 1,4m trở lên.
Nếu trẻ dưới 10 tuổi bắt buộc phải ngồi ghế trước (trong trường hợp xe chỉ có một hàng ghế), ba mẹ cần đảm bảo trẻ thắt dây an toàn đúng cách hoặc sử dụng ghế ô tô phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
2. Vì sao trẻ em dưới 10 tuổi không nên ngồi ghế trước ô tô?
Nhiều ba mẹ có thói quen cho con ngồi ghế trước ô tô mà không biết rằng điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong trường hợp xảy ra va chạm.
Ảnh hưởng của túi khí đến trẻ em
Ghế trước của ô tô thường được trang bị túi khí bảo vệ. Khi xảy ra va chạm, túi khí bung ra với lực rất mạnh để bảo vệ người lớn. Tuy nhiên, với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi, lực tác động này có thể gây chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, cổ và ngực.
Nguy cơ từ dây an toàn
Dây an toàn trên xe hơi được thiết kế cho người lớn. Khi trẻ nhỏ ngồi ghế trước, dây an toàn có thể đè lên vùng cổ hoặc ngực, gây khó chịu cho trẻ trong quá trình sử dụng, thậm chí là tổn thương nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn.
Tầm nhìn và sự tập trung của ba mẹ
-
Trẻ em ngồi ghế trước có thể khiến ba mẹ mất tập trung, làm tăng nguy cơ tai nạn.
-
Trẻ nhỏ có xu hướng hiếu động, dễ đưa tay nghịch các nút bấm trên xe, thậm chí mở cửa xe khi đang di chuyển.
3. Hướng dẫn bảo vệ an toàn cho trẻ em khi đi ô tô
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông bằng ô tô, ba mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
3.1 Để trẻ ngồi ở hàng ghế sau
Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Cục An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), hàng ghế sau là vị trí an toàn nhất trên xe ô tô đối với trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng trẻ ngồi hàng ghế sau có ít nguy cơ chấn thương nghiêm trọng hơn so với trẻ ngồi ở hàng ghế trước trong trường hợp xảy ra va chạm.Trẻ em dưới 10 tuổi nên ngồi ở hàng ghế sau và sử dụng ghế an toàn dành riêng cho trẻ em.
3.2 Sử dụng ghế ngồi ô tô trẻ em phù hợp với độ tuổi
Ghế ngồi ô tô dành cho trẻ em được thiết kế để hỗ trợ bảo vệ trẻ tốt hơn khi xe di chuyển hoặc xảy ra va chạm. Ba mẹ có thể tham khảo cách lựa chọn ghế phù hợp theo độ tuổi:
-
Trẻ sơ sinh - 2 tuổi: Sử dụng ghế ngồi ô tô chuyên dụng lắp theo hướng ngược chiều với lái xe để bảo vệ cột sống của bé.
-
Trẻ 2 - 4 tuổi: Chuyển hướng ghế ô tô quay về cùng chiều với lái xe.
-
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Nên sử dụng dòng ghế có booster seat
Để lựa chọn các dòng ghế ngồi ô tô cho bé an toàn và phù hợp nhất, ba mẹ hãy tham khảo Tại đây nhé.
3.3 Hướng dẫn trẻ cách thắt dây an toàn đúng cách
Trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể ngồi ghế booster sử dụng trực tiếp dây an toàn của ô tô. Ba mẹ hãy hướng dẫn bé thắt dây an toàn sao cho đúng cách:
-
Dây an toàn cần ôm sát vào vai và ngực, không được để dây nằm trên cổ.
-
Dây đai ngang phải đặt dưới bụng, nằm trên đùi của trẻ, không được đặt trên bụng.
-
Nếu trẻ quá nhỏ để sử dụng dây an toàn thông thường, hãy dùng ghế nâng để giúp dây an toàn vừa vặn hơn.
5. Kết luận
Việc quy định trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước ô tô là một bước tiến quan trọng nhằm nâng cao an toàn giao thông và giảm thiểu rủi ro tai nạn. Để đảm bảo an toàn cho con em mình, ba mẹ cần nắm rõ và tuân thủ đúng quy định, đồng thời trang bị các biện pháp bảo vệ phù hợp khi cho trẻ di chuyển bằng ô tô.