Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết
Có rất nhiều vấn đề mà cha mẹ cần chú ý. Bài viết dưới đây sẽ cho cha mẹ biết những hiện tượng thường gặp nhất và lý giải cho những hiện tượng này. Cùng khám phá ngay nào!
Trẻ khóc vào ban đêm
Gần như tất cả các em bé đều trở nên gắt gỏng khi màn đêm buông xuống và những cơn khóc bắt đầu xuất hiện. Mỗi khi cha mẹ định đặt bé xuống nôi hoặc giường, trẻ liền khóc to và kéo dài lên đến hàng giờ liên tục.
Thời điểm trẻ bắt đầu khóc nhiều về đêm là từ tháng thứ 2 trở đi và lên cao nhất vào giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 8. Mặc dù gây rất nhiều mệt mỏi và phiền toái cho cha mẹ nhưng hiện tượng trẻ khóc vào ban đêm được các chuyên gia nhận định là hiện tượng bình thường.
Trẻ quấy khóc vào ban đêm gây nhiều phiền toái
Kiểm tra xem điều gì khiến trẻ cảm thấy không thoải mái kể cả vấn đề về sức khỏe, áp dụng các liệu pháp xoa dịu tinh thần và ru ngủ cho bé đã được các chuyên gia khuyên dùng… là những biện pháp giúp cha mẹ giải quyết vấn đề trên.
Táo bón
Trong những giai đoạn đầu đời, trẻ có thể đi ngoài liên tục hoặc cũng có thể vài ngày mới đi một lần. Điều này là hoàn toàn bình thường. Theo Tiến sĩ Danielson – Chuyên gia nghiên cứu sức khỏe và sự phát triển trẻ em thuộc Quỹ dự phòng Y tế trẻ em Michigan (Mỹ): “ Khoảng 1 tháng sau sinh, hệ thống tiêu hóa là một trong những bộ phận có sự thay đổi lớn nhất để thích nghi với môi trường sống mới của trẻ.
Do vậy, khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng lại chỉ đi tiêu một lần trong bảy ngày thì đây không phải là một dấu hiệu đáng lo ngại. Điều này là tốt nếu phân của trẻ mềm mại, màu sắc hài hòa và trẻ dẫn dễ dàng khi đi đại tiện”.
Táo bón ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân
Trẻ chỉ thực sự bị táo bón khi phải cố gắng hoặc thậm chí là hét, gào hoặc khóc mỗi khi đi ngoài. Thêm vào đó, phân của trẻ cứng, thường dưới dạng hòn bi tròn và màu đậm.
Trong những trường hợp này, cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để có hướng xử trí như cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng kích thích tiêu hóa nhẹ, xoa bóp vùng hậu môn để thư giãn cơ bắp hoặc sử dụng thuốc dạng glycerin để bôi trơn khu vực giúp trẻ đi ngoài dễ dàng.
Nhiệt độ cơ thể như nào thì cần gặp bác sĩ
Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, bất kỳ triệu chứng bị sốt dù ở nhiệt độ nào cũng đều cần được gặp bác sĩ và kiểm tra ngay lập tức.
Đối với trẻ lớn hơn một chút, bác sĩ khuyên cha mẹ bình tĩnh khi trẻ chỉ sốt nhẹ với nhiệt độ thấp từ 37,5 đến 38 độ C.
Thậm chí, theo Bác sĩ – Tiến sĩ Danielson: “Sốt và các triệu chứng đi kèm, chẳng hạn như nghẹt mũi hoặc nôn, là cách chống nhiễm trùng của bé. Cơ thể bé có thể chịu được sốt cao với nhiệt độ lên tới 40 độ tốt hơn người lớn nghĩ rất nhiều”.
Cha mẹ cần quan sát cẩn thận khi trẻ bị sốt
Tuy vậy, cha mẹ vẫn cần theo dõi sát sao những triệu chứng và phản ứng cơ thể của bé. Các biện pháp giảm nhiệt độ như dùng nước ấm xoa cơ thể bé, uống nhiều nước… vẫn được khuyến khích thực hiện.
Nếu cơn sốt kéo dài hơn một ngày và xuất hiện các triệu chứng cản trở khả năng nghỉ ngơi và ăn uống tốt của bé hoặc dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế.