Nên để nhiệt độ phòng ngủ là bao nhiêu để ngăn ngừa SIDS ở trẻ sơ sinh?
SIDS hay Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi lo có thật của tất cả cha mẹ trên toàn thế giới. Làm thế nào để ngăn ngừa SIDS? Nhiệt độ phòng ngủ có liên quan tới SIDS không? Cùng đi tìm câu trả lời ngay mẹ nhé.
Nên để nhiệt độ phòng ngủ là bao nhiêu?
Nhiều cha mẹ thích phòng ngủ có nhiệt độ ấm áp… nhưng cũng có nhiều bậc phụ huynh muốn phòng ngủ của trẻ có nhiệt độ mát. Tuy vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần lựa chọn được nhiệt độ phòng thích hợp với trẻ để có điều kiện ngăn ngừa SIDS tốt nhất.
Nên để nhiệt độ phòng ngủ từ 20 – 22 độ C để ngăn ngừa SIDS ở trẻ sơ sinh
Trái với suy nghĩ của nhiều người, trẻ sơ sinh làm việc tốt nhất trong môi trường mát mẻ từ 68 – 72˚F, tương đương từ 20 – 22◦C. Năm 1992, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã phát động chiến dịch Back to Sleep sau khi các nghiên cứu xác nhận rằng những em bé ngủ với tư thế nằm duỗi thẳng, lưng đặt xuống giường trong phòng có nhiệt độ trên đã giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố rủi ro khác trong môi trường giấc ngủ có liên quan đến SIDS. Một trong số đó là tình trạng trẻ sơ sinh có thân nhiệt quá nóng, gây ra bởi nhiệt độ phòng quá ấm hoặc cha mẹ bó trẻ trong chăn và quần áo quá dày. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi bé quá ấm, bé có thể không phản ứng dễ dàng với các tín hiệu oxy thấp trong não, làm tăng nguy cơ SIDS.
Hiện tại, các bậc cha mẹ được khuyên nên giữ nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng 68 – 72˚F để giúp giảm nguy cơ SIDS. Ngoài ra, tất cả các đồ dùng bên dưới, trên và xung quanh em bé nên được lấy ra khỏi cũi (bao gồm chăn và đệm lót) cùng với tất cả đồ chơi và thú nhồi bông. Việc làm này rất cần thiết để tránh mặt em bé bị che bởi bất kỳ loại quần áo hoặc khăn trải giường nào vì điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ SIDS khi trẻ ngủ.
Làm thế nào để mẹ có thể biết bé đã đủ ấm hoặc quá ấm?
Không nên để quá nhiều đồ dùng trong cũi của trẻ đặc biệt là các đồ dùng lớn
Cảm giác da trên ngực hoặc bụng của bé sẽ là dấu hiệu tốt nhất cho cha mẹ biết về nhiệt độ cơ thể của bé. Da bé nên ấm và khô. Ở trẻ sơ sinh, tứ chi lạnh hoặc xanh thường phản ánh sự yếu ớt của hệ thống tuần hoàn hơn là sự thiếu ấm áp.
Ngược lại, nếu da trên ngực hoặc bụng của bé có cảm giác nóng, da bé đỏ hoặc da đầu hoặc da bàn chân có độ ẩm, có thể kèm theo mồ hôi… là những biểu hiện cho thấy bé đã quá ấm. Nếu xuất hiện các hiện tượng trên, mẹ hãy thêm hoặc loại bỏ các lớp quần áo để giữ cho bé có nhiệt độ cơ thể vừa phải.
Theo nguyên tắc chung, phòng của cha mẹ nên để ở nhiệt độ có thể thoải mái cho người lớn mặc quần áo nhẹ và em bé nên có thêm một lớp quần áo. Một chiếc mũ và vớ (tất) sẽ rất cần thiết cho trẻ trong thời tiết lạnh vì các đồ dùng này có thể làm giảm mất nhiệt. Ngoài ra, túi ngủ là một cách tuyệt vời để có thêm ấm áp vào ban đêm cho bé mà không cần sử dụng chăn.
Đưa một em bé mới sinh về nhà không phải là lý do để điều chỉnh nhiệt độ lên hoặc xuống. Giữ nhà ở nhiệt độ hợp lý sẽ không chỉ thoải mái hơn cho bé mà còn đảm bảo điều kiện an toàn hơn.
Theo Interactivation Health Networks