Khi nào không an toàn để mẹ bầu tập thể dục trong thai kỳ?
Tập thể dục chắc chắn là điều mà mọi mẹ bầu nên thực hiện trong thai kỳ. Nhưng đó là khi mẹ có đủ sức khỏe và điều kiện. Tìm hiểu ngay những trường hợp mẹ bầu không nên tập thể dục theo lời khuyên của chuyên gia dưới đây.
Khi nào mẹ không nên tập thể dục khi mang thai?
Mẹ bầu tập thể dục trong thai kỳ cần đảm bảo an toàn đầu tiên
Tập thể dục khi mang thai rất tốt cho mẹ và bé. Hầu hết mẹ bầu đều có thể tập thể dục một cách an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ có một số tình trạng sức khỏe và cảnh báo biến chứng khi mang thai, mẹ nên thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tập thể dục.
Nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra với mẹ, đừng tập thể dục trước khi nói chuyện với bác sĩ:
Mẹ bị tiền sản giật hoặc huyết áp cao kể từ khi mang thai
Mẹ đang mang hai hoặc nhiều em bé và được dự báo có khả năng sinh sớm
Mẹ có một nhau thai thấp sau 26 tuần mang thai
Mẹ bị chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba
Mẹ bị yếu cổ tử cung
Mẹ có dấu hiệu chuyển dạ sớm trong thai kỳ
Tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe mẹ bầu có nên quyết định tập thể dục hay không
Ngoài ra, mẹ cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi tập thể dục nếu mẹ:
Rất thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên, từ trước khi mang thai
Rất thiếu cân, trước khi có thai
Có huyết áp cao trước khi mang thai
Có chảy máu âm đạo sớm trong thai kỳ
Thai nhi đang phát triển chậm hơn so với dự kiến
Có tiền sử sảy thai
Có nồng độ sắt rất thấp (thiếu máu do thiếu sắt )
Có vấn đề với tim hoặc phổi chẳng hạn như hen suyễn
Có vấn đề về khớp hoặc cơ
Là người nghiện thuốc lá nặng
Bị tiểu đường cập độ nặng
Mẹ vẫn có thể tập thể dục nếu có một trong những điều kiện trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ vẫn cần những lời khuyên về bài tập nào là tốt nhất cho trường hợp cụ thể của mẹ.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết bài tập thể dục nào là tốt nhất
Khi nào mẹ nên ngừng tập thể dục?
Ngừng tập thể dục nếu mẹ cảm thấy đau bụng hoặc cơn co thắt không biến mất. Thực hiện động tác dần dần chậm lại và đi bộ tại chỗ một lúc để làm giảm nhịp tim của mẹ đúng cách.
Đến cuối thai kỳ, mẹ có thể nhận thấy cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hơn khi đang tập thể dục. Cơn co thắt sẽ không mạnh đến mức mẹ gặp khó khăn khi thở hoặc khiến mẹ dừng những gì đang làm. Dấu hiệu này sẽ giảm bớt nếu mẹ ngồi xuống. Trao đổi với bác sĩ ngay lập tức nếu mẹ lo lắng hoặc không chắc chắn về dấu hiệu này.
Hãy để ý cơn đau ở phía trước xương chậu (xương mu) khi tập thể dục, khi leo thang hoặc đứng trên một chân. Nếu những hoạt động này quá cường độ, mẹ có thể bị đau vùng chậu (PGP). ĐIều này đồng nghĩa mẹ cần điều chỉnh cường độ tập luyện để khiến bản thân thoải mái hơn. Hãy gặp bác sĩ nếu cơn đau kéo dài hoặc gây cản trở các hoạt động hàng ngày khác.
Mẹ cần đảm bảo rằng bài tập thể dục không gây sức ép cho xương chậu khi mẹ chuyển dạ. Hãy chia sẻ với bác sĩ về nỗi đau mà mẹ cảm thấy, để tìm cách giải quyết.
Theo Babycenter