Chọn kem chống nắng cho trẻ như thế nào để chọn được sản phẩm tốt nhất?
Kem chống nắng giúp bảo vệ trẻ dưới ánh nắng mặt trời. Làm thế nào để chọn được kem chống nắng như ý muốn? mẹ tham khảo ngay kinh nghiệm hay dưới đây nhé.
Kinh nghiệm chọn kem chống nắng cho trẻ
Chọn kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng cho trẻ cần được chọn lựa kỹ càng
Có rất nhiều các loại kem chống nắng với thành phần khác nhau trên thị trường nhưng mẹ nên chọn kem chống nắng vật lý hoặc kem chống nắng không hóa chất với thành phần oxit kẽm hoặc titan dioxide cho bé sử dụng.
Những khoáng chất này tạo thành một hàng rào trên da chống lại các tia nắng mặt trời. Với kem chống nắng hóa học, da hấp thụ các hoạt chất. Vì vậy, những sản phẩm này có nhiều khả năng gây ra kích ứng hoặc dị ứng hơn kem chống nắng vật lý.
Đọc kỹ thông tin sản phẩm
Kiểm tra thành phần sản phẩm và xem xét có oxit kẽm hoặc titan dioxide hay không để đảm bảo mẹ đã chọn đúng kem chống nắng vật lý.
Sản phẩm nhiều công dụng
Hãy tìm kem chống nắng chống lại cả tia UVA và UVB. Bất kỳ loại kem chống nắng nào có chứa chất chống nắng vật lý gồm kẽm oxit hoặc titan dioxide đều làm được điều này.
Chỉ số chống nắng
Mẹ nên chọn sản phẩm có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên. Nhưng lưu ý rằng với kem chống nắng hóa học, SPF cao hơn có nghĩa là da của bé sẽ tiếp xúc với hóa chất nhiều hơn trong khi mức độ bảo vệ thêm là rất ít.
Mẹ không nên chọn kem chống nắng kém chất lượng cho trẻ dùng
Kem chống nắng chống nước
Trẻ nhỏ có các hoạt động dưới nước rất thường xuyên đặc biệt là vào mùa hè. Vậy nên, một loại kem chống nắng chống nước sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Thời gian chống nắng dưới nước càng lâu càng có lợi cho người dùng.
Mẹo sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng muốn phát huy tốt nhất khả năng thì cũng cần phải được sử dụng đúng cách. Dưới đây, chuyên gia sẽ tư vấn cho mẹ một số mẹo sử dụng kem chống nắng cho trẻ:
Nếu mẹ quyết định sử dụng kem chống nắng hóa chất, trước tiên hãy làm một thử nghiệm để đảm bảo da của trẻ phù hợp với thành phần sản phẩm: Thoa một lượng nhỏ kem vào da tay của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện các nốt phát ban hoặc mẩn đỏ tại khu vực bôi kem vào ngày hôm sau, hãy sử dụng một sản phẩm khác.
Kem chống nắng hóa học cần được bôi trong vòng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài để da có thời gian hấp thụ các chất bảo vệ.
Thoa kem chống nắng dày, đảm bảo mọi bộ phận trên cơ thể trẻ đều có lớp phủ tốt. Đặc biệt chú ý đến các khu vực dễ bị bắt nắng như tai, mũi, sau gáy và vai.
Kem chống nắng dạng tuýp bôi thông thường dễ kiểm soát hiệu quả hơn dạng xịt
Cha mẹ thường thấy kem chống nắng dạng xịt tiện lợi, nhưng với những sản phẩm này thật khó để biết đã sử dụng đủ lượng kem để che tất cả các khu vực tiếp xúc hiệu quả hay chưa. Nếu cha mẹ đang sử dụng một trong những sản phẩm này, hãy xịt kem lên một vùng da cho đến khi có độ ẩm ướt và sau đó xoa đều trên da để đảm bảo kem được phủ đều.
Thoa lại kem chống nắng thường xuyên. Đừng tin một sản phẩm hứa hẹn có khả năng chống nắng trong tám giờ. Điều đó chỉ chính xác nếu trẻ vẫn hoàn toàn ở trong nhà trong thời gian đó. Trẻ cần được thoa thêm kem chống nắng cứ sau hai giờ ở ngoài trời hoặc sau mỗi lần bị ướt hoặc được lau khô bằng khăn.
Lưu ý: Tốt nhất là giữ em bé nhỏ hơn 6 tháng khỏi ánh nắng mặt trời. Khi điều đó không khả thi, hãy chắc chắn bảo vệ bé bằng kem chống nắng, bất kể bé còn nhỏ thế nào.
Theo Babycenter