Các xét nghiệm tiền sản mẹ bầu nên tiến hành để có thai kỳ an toàn
Xét nghiệm tiền sản có vai trò rất quan trọng giúp mẹ bầu kiểm tra và đánh giá chính xác sự phát triển cũng như tình trạng thai nhi trong bụng. Dưới đây là các xét nghiệm mẹ nên thực hiện.
Xét nghiệm nước tiểu trước sinh
Mẹ bầu sẽ được yêu cầu cung cấp một mẫu nước tiểu tại cuộc hẹn với bác sĩ trước khi sinh. Nước tiểu của mẹ sẽ được kiểm tra một số thành phần, bao gồm cả protein. Nếu protein được tìm thấy trong nước tiểu, điều này có nghĩa mẹ có thể đã bị nhiễm trùng cần được điều trị. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.
Tiền sản giật ảnh hưởng đến 5% mẹ bầu trong thai kỳ và có thể dẫn đến một loạt các vấn đề như các cơn co giật… Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể đe dọa tính mạng của bé. Nhẹ hơn, tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe của em bé.
Xét nghiệm tiền sản rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi
Đo huyết áp trong thai kỳ
Huyết áp của mẹ bầu sẽ được kiểm tra mỗi lần khám thai. Tăng huyết áp trong thai kỳ cũng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật. Điều rất phổ biến là huyết áp của mẹ bầu thấp hơn vào giữa thai kỳ so với những thời điểm khác. Đây không phải là một vấn đề, nhưng điều này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy lâng lâng khi thay đổi tư thế quá nhanh.
Kết quả đo huyết áp có thể dự đoán nhiều biến chứng thai kỳ đặc biệt khi mẹ bầu mắc huyết áp cao. Do vậy, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe của bản thân để có những biện pháp xử lý kịp thời mẹ nhé.
Xét nghiệm máu trong thai kỳ
Là một phần của xét nghiệm tiền sản, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm máu với nhiều loại khác nhau. Một số loại xét nghiệm máu áp dụng cho tất cả mẹ bầu trong khi cũng có những loại khác chỉ được yêu cầu nếu mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc tình trạng cụ thể.
Xét nghiệm tiền sản giúp thai kỳ của mẹ nắm rõ hơn sự phát triển của thai nhi
Tất cả các xét nghiệm được thực hiện để giúp thai kỳ của mẹ an toàn hơn hoặc kiểm tra xem em bé có khỏe mạnh không. Tuy vậy, xét nghiệm máu không nằm trong phạm vi xét nghiệm bắt buộc nên nếu mẹ bầu không muôn, mẹ không cần phải thực hiện.
Sàng lọc HIV, giang mai và viêm gan B
Xét nghiệm máu còn có một nhiệm vụ khác là để dành xác định ba bệnh truyền nhiễm:
HIV
Bệnh viêm gan B
Bệnh giang mai
Xét nghiệm này thường được tiến hành khi mẹ đang mang thai khoảng 8 đến 12 tuần. Các xét nghiệm được khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu thông qua điều trị và chăm sóc từ sớm, giảm mọi nguy cơ truyền bệnh cho em bé hoặc các thành viên khác trong gia đình.
Nhóm máu và các trường hợp khẩn cấp
Hãy cố gắng thực hiện đầy đủ xét nghiệm tiền sản mẹ nhé
Xét nghiệm máu để biết chính xác nhóm máu của bản thân là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Với việc nắm rõ nhóm máu của thai phụ, các bác sĩ có thể xử lý kịp thời trong trường hợp mẹ cần truyền máu khi mang thai hoặc khi sinh.
Đặc biệt, mẹ bầu có nhóm máu Rhesus âm tính cần chú ý và được chăm sóc kỹ càng hơn để tránh mắc bệnh Rhesus – một loại bệnh xảy ra khi mẹ mang thai có nhóm máu âm tính phát triển kháng thể tấn công các tế bào máu của em bé.
Bệnh Rhesus có thể khiến trẻ thiếu máu và vàng da. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, mẹ bầu cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ như tiêm kháng thể dự phòng… Kháng thể an toàn cho cả mẹ bà bé, do đó, mẹ không phải lo lắng quá nhiều khi sử dụng.
Theo NHS